Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

    Viết lời cảm tạ trong lễ tang cần lưu ý những gì

    Lời cảm tạ không thể thiếu trong mỗi đám tang, thể hiện lòng biết ơn của gia tang đến bạn bè, họ hàng xa gần, tình làng nghĩa xóm. Tuy nhiên, để viết được lời cảm tạ trong tang lễ phù hợp chúng ta cần lưu ý những gì ? Cùng với mai táng tâm linh khám phá qua bài viết dưới đây nhé !


    Những lưu ý khi viết lời cảm tạ trong tang lễ


    Cần có đầy đủ các thông tin người đã mất: Họ tê, năm sinh, mất vì lý do nào, mất khi nào, tại nghĩa trang nào, hưởng thọ bao nhiêu tuổi

    Là một bài cảm tạ, câu từ trong mẫu lời cảm ơn cần ngắn gọn, xúc tích, không văn hoa nhưng vẫn nêu ra được thông tin cần thiết.

    Mẫu lời cảm tạ cần bày tỏ được cảm xúc tri ân, cảm ơn đến bạn bè xa gần, bà con lối xóm, đã đến chia buồn, giúp đỡ tang gia vào những giờ phút khó khăn nhất. Cùng với đó là gửi lời cảm ơn riêng đến từng cá nhân, đoàn thể, cơ quan tổ chức cũng như cảm ơn chung đến bạn bè, đồng nghiệp đã bớt thời gian đến thăm viếng người đã khuất.

    Lời cảm tạ sẽ được một người đại diện trong gia đình phát biểu trước toàn bộ họ hàng, bạn bè sau khi đám tang kết thúc, và chia sẻ qua các phương tiện truyền thông để mọi người đến thăm viếng người đã khuất nhận được.

    Ngoài ra, người đọc lời cảm tạ cũng phải thể hiện được sự thành kính đến với người đã mất, sự chi ân, cảm tạ với người còn sống, thông qua giọng văn của mình.

    Trên đây, là một số lưu ý nhỏ khi viết lời cảm tạ trong đám tang, mà mọi gia tang cần biết. Đó là một nét đẹp văn hóa, truyền thống của gia đình Việt. Chúng ta cần gìn giữ và phát huy.

    Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

    Cách viết lời cảm ơn trong tang lễ

    Lời cảm ơn trong tang lễ là nét đẹp văn hóa và là một phần không thể thiếu trong các đám tang của gia đình Việt. Trong lúc “tang gia bối rối” nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, họ hàng, bà con lối xóm. Sau đây là cách viết lời cảm ơn trong tang lễ cho các gia đình khi có mất.


    Cách viết lời cảm ơn trong tang lễ


    Tang lễ là một sự kiện buồn khi người sống phải đau lòng tiễn đưa người đã mất. Dù bận trăm công nghìn việc, đau lòng thương xót, gia tang vẫn có những lời cảm tạ đến bạn bè, họ hàng, lối xóm để thể hiện lòng biết ơn, cảm ơn mọi người đã vất vả giúp đỡ chia buồn cùng tang quyến. Khi đó lời cảm ơn cần nói những gì ? Bạn hãy làm theo mẫu đơn sau:

    Cha (m),ông (), cụ của chúng tôi là cụ ..................................................., sinh năm ..............., do tuổi cao sức yếu, mặc dù đã được con, cháu, anh, em nội, ngoại và các y, bác sỹ tận tình chăm sóc, cứu chữa nhưng cha (m),ông (), cụ không qua khỏi  đã tạ thế vào ngày ...../...../.......... (tức ngày ...../...../.......... năm ............................ âm lịch) an táng vào ngày ...../...../.......... (tức ngày ...../...../.......... ............................ âm lịch) tại nghĩa trang quê nhà, làng .........................., xã ........................., huyện ........................., tỉnh ........................., hưởng thọ ........... tuổi.

    Thay mặt gia đình, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
    - Ông/Bà ............................................................................................................................
    - Ông/Bà ..............................................................................................................................
    Cùng các gia đình thông gia, bà con láng giềng, họ hàng, bạn bè thân hữu gần xa đã đến viếng, gửi vòng hoa chia buồn và tiễn đưa mẹ, bà, cụ của chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.

    Xin cảm ơn ban tang lễ tổ dân phố số xóm) ........, phường (xã) ......................, quận (huyện) ..................., thành phố (tỉnh) ................  Nhà tang lễ Bệnh viện ............................................................ đã tận tình giúp đỡ gia đình tổ chức lễ tang được chu toàn, trang trọng.

    Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất, gia đình rất mong nhận được sự cảm thông và lượng thứ.

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Đó là, cách viết lời cảm ơn trong tang lễ cho gia đình có tang. Chỉ là vài câu nói đơn giản nhưng thể hiện được nét đẹp văn hóa của phong tập tục quán người việt. Giúp tình cảm họ hàng, bạn bè, nghĩa xóm thêm gần gũi sâu đậm 



    Nên không đem người chết đi hỏa táng ?

    Có nên đem người chết đi hỏa táng hay không ? Đó là băn khoăn có rất nhiều gia chủ có tang đặt ra câu hỏi đó. Qua sưu tầm, nghiên cứu, phỏng vấn các nhà tâm linh, khoa học và chuyên sâu về lĩnh vực chúng ta đang đề cập, hy vọng sẽ giúp các bạn tháo gỡ được nút băn khoăn đó.


    Hỏa táng đã trở nên thông dụng ?

    Ở Việt Nam, địa táng vẫn là hình thức chôn cất phổ biến được lưu hành từ xưa đến nay. Mỗi dân tộc, hay một địa phương lại có nhưng lễ nghi chôn cất người quá cố khác nhau. Ở các nước văn minh phát triển thì người ta đang chuyển dần từ địa táng sang hỏa táng. VD, Tại nước Mỹ, trong những năm 70 cứ 10 người chết mới có 1 người hỏa táng,  ngày nay con số này đã giảm xuống 4.

    Riêng ở Việt Nam, hình thức hỏa táng chưa được phổ biến. Một phần là do nhận thức người dân vẫn theo phong tục tập quán xưa “người chết phải đem chôn linh hồn mới siêu thoát nếu đem hỏa thiêu sẽ gây ô nhiễm môi trường”, một phần là các nhà thiêu chưa nhiều, chưa phát triển, chỉ có ở một số thành phố lớn.

    Có nên đem người chết đi hỏa táng hay không ?

    Tuy nhiên, với tình trạng bùng nổ dân số như hiện nay, và nhu cầu bảo vệ môi trường, chính quyền nhiều nơi đã tuyên truyền vận động người dân nên lựa chọn hình thức hỏa táng. Không những vậy, với những người mất do mắc bệnh hiểm nghèo gia tang nên lựa chọn hình thức này để tránh lây nhiễm nguồn bệnh hay không tìm được người “bốc mộ” khi có gia tang. Cho nên việc hỏa táng trở lên ngày phổ biến.

    Nhiều người vẫn còn lầm tưởng người đem hỏa táng thì không linh hồn sẽ không được siêu sinh, không còn nơi thờ tự. Đó là một nhận định vô cùng sai lầm ! Bởi vì khi được hỏi các nhà ngoại cảm đích thực, họ cho rằng hỏa táng còn giúp con người được siêu thoát tốt hơn. Còn việc thờ tự như thế nào? Gia tang có thể lấy tro tàn người mất  mang về nghĩa trang xây cất thành một ngôi mộ. Hoặc nhiều nơi sẽ cho vào trong một cái bình sạch, đẹp để thờ cúng. Nhiều vùng còn có tục lệ mang cho người mất sau khi hỏa táng ra biển để họ dễ siêu sinh, tuy nhiên việc làm này vô tình đã làm ô nhiễm môi trường, mất thẩm quan tự nhiên.

    Qua bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “ nên không nên đem người chết đi hỏa táng”. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh mà bạn có sự lựa chọn mai táng cho người nhà phù hợp. Chúc linh hồn người mất sớm siêu thoát gia đình các bạn luôn vui vẻ hòa thuận đầm ấm.






    Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

    Mai táng gồm có hình thức nào

    Mai táng là hình thức xử lý tiêu hủy xác chết. Vậy mai táng gồm có các hình thức nào? cùng tìm hiểu nhé !


    Địa táng gồm những hình thức nào

    Có rất nhiều hình thức mai táng khác nhau: địa táng, hỏa táng, thủy táng, không táng, huyền táng,… . 2 hình thức mai táng chính được mọi người sử dụng hiện nay đó là địa táng và hỏa táng. Các hình thức còn lại chỉ được dùng trong quá khứ hoặc rất ít dân tộc sử dụng.

    Mai táng gồm có hình thức nào

    Địa táng

    Địa táng hay còn gọi là thổ táng là hình thức mai táng người chết được dùng phổ biến nhất. Thổ táng gồm có 2 loại:

    + 1 là chôn người mất xuống đất, đến một thời gian nhất định, thường là 3 năm trở lên, sau đó lấy hài cốt của người đã khuất đem chôn lại vĩnh viễn tại một nơi khác sạch đẹp, thuận tiện hơn. Hình thức này phổ biến hơn tại việt nam, và  gọi là sang cát hay bộc mộ.

    + 2 là chôn vĩnh viễn người mất xuống đất. Trừ khi có hiện tượng “ động mả” khi gia đình có xảy ra bất trắc như (ốm đau, xa xút, chết đột tử,  mất mùa, thất bại,…) người ta mới tiến hành cải táng.

    Ngày nay để mai táng bằng hình thức này các bạn cho người mất vào quan tài hình vò thường bằng gỗ. Tiến hành đạo sâu một khoảng đất trống (nghĩa địa) bằng với quan tài rồi cho xuống đắp kín đất lên.

    Hỏa táng

    Hỏa táng hay còn là hỏa thiêu, là phương pháp dùng ngọn lửa để tiêu hủy xác chết. Đây là hình thức phổ biến thứ 2 sau thổ táng, càng ngày được nhiều người sử dụng. Ngày nay, người mất nếu hỏa táng thì được mang đến nhà thiêu (hỏa lò) để được thiêu mai táng. Tuy có thể tốn kém hơn, nhưng hỏa táng vô cùng thuận tiện. Không gây ô nhiễm môi trường, không tốn đất để mở rộng nghĩa địa, hoặc rất phù hợp với trường hợp người chết do mắc các bệnh lây nhiễm hay  không đem thi hài về nước được.

    Các hình thức an táng khác

    Huyền táng còn gọi là táng treo, hủ tục từ thời xưa, ngày nay không được ưa dùng. Theo cách này người chết để lộ thiên hoặc để trên một tấm phên trong quan tài rồi mang để trên vách núi cao, trên chạc 3 cây cao hay treo lủng lẳng trên cành cây.

    Thủy táng là hình thức thả trực tiếp người chết xuống nước (biển, sông, hồ,..) hình thức này rất mất vệ sinh môi trường nên không còn, chỉ xuất hiện ở một số tập tục của cư dân ven biển.

    Thiền táng là táng trong tư thế ngồi thiền hoặc đắp tượng đá để táng, là hình thức rất hiếm chỉ dành cho những nhà sư theo phật giáo và ngày nay chỉ tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam.

    Trên đây, là các hình thức mai táng người chết. Tùy từng phong tục, điều kiện,… mà  có những hình thức khác nhau. Tuy nhiên trong thời kì dân số tăng nhanh, “đất chật người đông”, ô nhiễm môi trường như hiện giờ thì hỏa táng đang là hình thức được con người hướng tới.

    Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

    Những ngày quan trọng của người quá cố

    Phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng tốt đẹp của ông cha ta để lại.Vừa để tưởng nhớ lại người đã khuất vừa giúp linh hồn người mất ở nơi chín suối được an nghỉ không bị bơ vơ hiu quạnh. Chúng ta cần lưu ý những ngày quan trọng của người quá cố sau đây:


    Tuần đầu

    Cúng lễ tuần đầu hay còn gọi là "tế ngu". Vào ngày mùng 1 hay hôm rằm (15) gần nhất sau khi người mất sẽ tiến hành lễ cúng tuần đầu. Vào ngày này con cháu sẽ tới phần mộ để sửa sang đắp mộ tròn lại, thắp nén nhang thơm, đồ cúng lễ cho người đã khuất.  Viếng mộ không nhất thiết phải tất cả con cháu phải đi nhưng nhất thiết phải có trưởng nam hay cháu đích tôn đến phúng viếng. Gia tang sửa soạn cỗ bàn tiếp đãi họ hàng, khách quan bạn bè để thay lời cảm tạ sau đám tang.

    Lễ 49 ngày

    Được 49 ngày tính từ ngày người mất gia tang sẽ cúng lễ 49 ngày. Theo thuyết phật giáo lễ 49 ngày hay còn gọi là chung thất hay tứ cửu. “bảy bảy bốn chín ngày” sau khi xuống âm phủ người đã khuất phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần trải qua 7 ngày. Sau 7 tuần 49 ngày vong hồn mới có thể siêu thoát. Ngày này vô cùng quan trọng, đưa linh hồn người chết đến nương nhờ của phật. Con cháu phải làm lễ tại nhà, phúng viếng tại mộ, làm cơm mời họ hàng thân thích tới dự.


    Lễ 100 ngày


    Lễ 100 ngày hay còn gọi là tới tuần "tốt khốc" khi người chết qua đời được 100 ngày. Từ tuần này trở đi, con cháu người mất sẽ thôi không khóc nữa. Tuần "tốt khốc" thì con cháu cũng làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ.

    Giỗ đầu

    Khi người mất được tròn 1 năm sẽ có lễ giỗ đầu hay còn gọi là tiểu Tường. Thời gian một năm chưa vơi đi nỗi đau khổ tủi buồn trong lòng người thân. Trong ngày này, con cháu có thể mặc tang phục để tưởng nhớ lại người quá cố. Tế lễ gia tiên, tại mộ, con cháu thân thích sẽ khóc như 1 năm trước (ngày đưa tang) giúp người quá cố được an nghỉ, không bị hiu quạnh buồn tẻ.

    Giỗ thường

    Những ngày người mất sau này đều là ngày giỗ thường hay gọi là Cát Kị. Con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không còn cảnh bi sầu, là dịp con cháu người khuất núi sum họp làm lễ cũng để tưởng nhớ người đã khuất. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.

    Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính.

    Sang cát

    Sang cát hay còn gọi là bốc mộ hay cải táng. Thường là sau 3 năm trở đi gia chủ sẽ làm lễ sang cát cho người đã khuất. Sang cát tức là đem hài cốt người mất cho vào tiểu và mang đến nơi khách sạch đẹp hơn. Thường diễn ra vào các tháng cuối năm, xem xét ngày cẩn thận để không bị xung khắc với gia chủ.

    Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

    8 điều cấm kị khi có người mất

    Khi nhà có người mất chúng ta cần tránh những điều gì để không gặp điều xấu trong cuộc sống ? Tìm hiểu 8 điều cấm kị tang gia dưới đây để có câu trả lời nhé.


    7 điều cần tránh khi nhà có người mất


    Phong tục tập quán của mỗi nơi mỗi khác. Mỗi khu vực có tâm linh riêng, tuy nhiên những điều cấm kị chung mà các bạn cần biết để tránh khi nhà có tang.

    1. Kị khi người mất không có ai bên cạnh


    Khi gia đình có người cao tuổi “hấp hối” sắp qua đời con cháu phải thường xuyên túc trực trò chuyện bầu bạn. Vừa giúp người sắp từ trần không cảm thấy cô đơn khi xa rời trần thế, vừa lắng nghe xem người sắp mất còn có di nguyện, dặn dò gì không? Không những vậy còn giúp linh hồn được siêu thoát, yên nghỉ nơi chín suối. Ngoài ra, con cháu người thân phải thường xuyên túc trực để biết giờ mất điều này vô cùng quan trọng trong việc  tổ chức tang lễ tâm linh.

    2. Kị người đã mất ở trần


    Sau khi trút hơi thở cuối cùng, người thân cần rửa sạch cơ thể, cắt móng tay móng chân cho người mất. Mặc cho họ bộ quần áo đẹp nhất hay bộ quần áo họ yêu thích nhất. Tuyệt đối không để người qua đời ở trần ra đi. Sau đó, mặc cho người quá cố quần áo niệm. Thường thì quần áo niệm các cụ về già sẽ dặn dò quan cháu chuẩn bị trước để các cụ yên tâm, và áo niệm sắm phải kiêng kị số chẵn thường là 3,5,7.

    3. Kị ánh sáng trần nhà, mắt mèo


    Người đã khuất hoàn phải kiêng với ánh sáng, mắt mèo. Vì theo tâm linh khi gặp những thứ đó sẽ có thể xảy ra hiện tượng “quan nhập thần”, người chết bật dậy, gây hoang mang lo sợ cho mọi người. Vì vậy, khi gia đình bạn có người mất cần phủ vải trắng, màn che tránh tiếp xúc với các  loại ánh sáng.


    4. Chọn giờ tổ chức và nơi chôn cất


    Hỏi thầy cúng để chọn ngày đẹp, giờ đẹp để làm lễ nhập quan, phát tang, xuất quan, hạ nguyệt. Cần tránh vào những giờ xấu để không ảnh hưởng đến gia tang. Cùng với đó nơi chôn cất bạn cần tránh một số điều sau:
    - Không được chôn cất ở nơi có tảng đá lớn .
    - Không chôn cất ở nơi có bãi cát và nước chảy xiết.
    - Không chôn cất ở kênh rạch và nơi hoang vắng.
    - Không chôn trên đỉnh núi cô độc.
    - Không chôn xung quanh đền, chùa, miếu.
    - Không chôn gần nhà tù.
    - Không chôn nơi đồi núi hỗn loạn.
    - Không chôn nơi phong cảnh u sầu.
    - Không chôn nơi ẩm ướt hoặc địa hình không ổn định.

    5. Thời gian chịu tang, con cái không được mặc đồ lòe loẹt


    Theo quan niệm từ xưa khi cha mẹ qua đời, con cái cần phải chịu tang 3 năm để báo hiếu, Chồng mất vợ phải chịu tang 3 để giữ trọn ân tình. Thời gian chịu tang bây giờ tuy đã rút ngắn lại, nhưng trong thời gian này vẫn nên lưu ý, không được mặc quần áo lòe loẹt, trang điểm đậm, uống rượu hát hò.

    6. Trong thời gian để tang, tránh đi thăm bạn bè, họ hàng


    Trong thời gian con đến chúc Tết những gia đình có người bị bệnh để tránh đem điều không may đến cái đang để tang, không nên đi thăm bạn bè và họ hàng, không tụ tập, không chúc Tết, đặc biệt là không.

    7. Kiêng bật loa, hò hét giải trí khi gặp tang lễ


    Trong buổi tang lễ, người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã. Trường hợp cạnh một đám tang là một đám cưới thì nhà có đám cưới cũng phải vặn nhỏ loa đài, không biểu lộ sự hân hoan thái quá với việc “hỷ” nhà mình mà nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ so với dự định ban đầu.

    8. Người ốm,phụ nữ có thai, người cao tuổi không được đến dự lễ tang


    Theo quan niệm người mất thường có tà khí đến, vì nhiệt độ người mất luôn lạnh hơn rất nhiều so với người xung quanh. Những người ốm khi đến dự đám tang sẽ khó khỏi bệnh, bà bầu đến dự đám tang sẽ ảnh hưởng đến thai sản, các cụ cao tuổi đến dự có thể đau ốm và rất mất theo người đã chết. Vì vậy, những người này cần tránh đến đám tang.


    Trên đây là 8 điều cấm kị khi có người mất mà mọi người cần biết. “ Có thờ có thiêng có kiêng có lành” hãy chia sẻ kiến thức này cho mọi người cùng biết để tránh gặp những điều không may mắn trong cuộc sống. Chúc gia đình bạn sức khỏe, hạnh phúc.

    Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

    Nghi thức phát tang như thế nào ?

    Người mất sau khi qua đời sẽ được làm ‘đám tang ‘ để đưa linh hồn về nơi chín suối. Có rất nhiều nghi thức trong một đám tang, một trong những nghi thức quan trọng nhất đó là ‘phát tang’.Nghi thức phát tang như thế nào? Bài viết sau đây https://maitangtamlinh.blogspot.com/ sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.


    Các công việc trong nghi thức phát tang


    Sau khi nhắm mắt xuôi tay, con người sẽ trở về cõi âm, trở về thế giới riêng của họ. Nghi thức phát tang thể hiện lòng thành kính, lòng xót thương, của người sống đối với người đã khuất giúp họ ra đi thanh thản.

    Lễ phát tang hay còn gọi là lễ thành phục (mặc áo tang). Nghi thức đánh dấu chính thức chịu tang từ lúc này. Sau khi đánh hết 3 hồi chín tiếng trống, nhạc hội kèn trống tấu lên những khúc nhạc buồn, báo hiệu lễ phát tang bắt đầu. Điều này cũng để chủ động báo cho bạn bè cố hữu gần xa biết, để sau khi phát tang đến chia buồn cùng gia quyến.

    Toàn bộ con cháu chịu tang đứng thẳng 2 hàng trước bàn thờ vong linh theo thứ tự gia tộc. Trưởng nam (tang chủ) đứng giữa. Chủ lễ (thường là thầy cúng) bắt đầu cuộc lễ tang.
    Chủ tang sẽ phát khăn tang cho toàn bộ con cháu. Con thì mặc áo tang, quấn khăn tang, đội rơm, riêng con trưởng phải chống gậy. Các cháu đội khăn trắng, các chắt đội khăn vàng.

    Nội dung nghi thức lễ phát tang chủ yếu nói về nỗi buồn, tiếc thương vô hạn của người mất đối với người quá cố. Nhắc lại giúp người thân nhớ lại toàn bộ công lao ‘trời biển’ của người khuất núi để con cháu, mọi người ghi lòng tạng dạ. Đọc tên toàn bộ những người chịu tang (anh, em, con, cháu, dâu, rể,…)

    Sau đó, nghi thức thắp hương dâng nước cho người mất được hưởng thụ, cũng là thể hiện lòng thành kính, báo hiểu của con cháu đối với ông bà cha mẹ.

    Sau khi hoàn tất nghi thức phát tang, trưởng tang ra bàn thờ vong, đáp lễ phúng viếng. Các con cháu thay nhau túc trực. Con cháu chịu tang ngồi 2 bên quan tài, đau buồn khóc nỉ non ai oán tiễn đưa người đã mất !