Phong tục tập quán thờ cúng tổ
tiên là tín ngưỡng tốt đẹp của ông cha ta để lại.Vừa để tưởng nhớ lại người đã
khuất vừa giúp linh hồn người mất ở nơi chín suối được an nghỉ không bị bơ vơ
hiu quạnh. Chúng ta cần lưu ý những ngày quan trọng của người quá cố sau đây:
Tuần đầu
Cúng lễ tuần đầu hay còn gọi là "tế
ngu". Vào ngày mùng 1 hay hôm rằm (15) gần nhất sau khi người mất sẽ tiến hành lễ
cúng tuần đầu. Vào ngày này con cháu sẽ tới phần mộ để sửa sang đắp mộ tròn lại,
thắp nén nhang thơm, đồ cúng lễ cho người đã khuất. Viếng mộ không nhất thiết phải tất cả con
cháu phải đi nhưng nhất thiết phải có trưởng nam hay cháu đích tôn đến phúng viếng.
Gia tang sửa soạn cỗ bàn tiếp đãi họ hàng, khách quan bạn bè để thay lời cảm tạ
sau đám tang.
Lễ 49 ngày
Được 49 ngày tính từ ngày người mất
gia tang sẽ cúng lễ 49 ngày. Theo thuyết phật giáo lễ 49 ngày hay còn gọi là
chung thất hay tứ cửu. “bảy bảy bốn chín ngày” sau khi xuống âm phủ người đã
khuất phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần trải qua 7 ngày. Sau 7 tuần 49 ngày
vong hồn mới có thể siêu thoát. Ngày này vô cùng quan trọng, đưa linh hồn người
chết đến nương nhờ của phật. Con cháu phải làm lễ tại nhà, phúng viếng tại mộ,
làm cơm mời họ hàng thân thích tới dự.
Lễ 100 ngày
Lễ 100 ngày hay còn gọi là tới tuần "tốt khốc" khi người chết qua đời được 100 ngày. Từ tuần này trở đi, con cháu người
mất sẽ thôi không khóc nữa. Tuần "tốt khốc" thì con cháu cũng làm lễ để cúng và
làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày
chết là ngày làm giỗ.
Giỗ đầu
Khi người mất được tròn 1 năm sẽ
có lễ giỗ đầu hay còn gọi là tiểu Tường. Thời gian một năm chưa vơi đi nỗi đau
khổ tủi buồn trong lòng người thân. Trong ngày này, con cháu có thể mặc tang phục
để tưởng nhớ lại người quá cố. Tế lễ gia tiên, tại mộ, con cháu thân thích sẽ
khóc như 1 năm trước (ngày đưa tang) giúp người quá cố được an nghỉ, không bị
hiu quạnh buồn tẻ.
Giỗ thường
Những ngày người mất sau này đều
là ngày giỗ thường hay gọi là Cát Kị. Con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không
còn cảnh bi sầu, là dịp con cháu người khuất núi sum họp làm lễ cũng để tưởng
nhớ người đã khuất. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay
quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng
đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.
Ngày giỗ thường được duy trì đến hết
năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa
kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế.
Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện
lòng thành kính.
Sang cát
Sang cát hay còn gọi là bốc mộ hay
cải táng. Thường là sau 3 năm trở đi gia chủ sẽ làm lễ sang cát cho người đã
khuất. Sang cát tức là đem hài cốt người mất cho vào tiểu và mang đến nơi khách
sạch đẹp hơn. Thường diễn ra vào các tháng cuối năm, xem xét ngày cẩn thận để không bị xung khắc với gia chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét