Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

    Sang cát là gì ?


    Rất nhiều người trong số chúng đã từng nghe đến sang cát nhưng chưa hiểu rõ thế nào là sang cát? Bài viết dưới đây cũng với https://maitangtamlinh.blogspot.com/ Giải đáp cho bạn những thắc mắc đó nhé !

    Sang cát là gì ?

    Sang cát là phong tục tập quán xa xưa của ông cha ta từ rất xưa, còn có tên gọi khác là bốc mộ, cải táng dân “chợ búa” còn gọi là “cải mả” hay "cải táng” nghe tỏ vẻ rất rùng rợn. Tuy nhiên đúng như tên gọi của nó sang cát đó là xây cho người mất một ngôi nhà mới. Cải táng là việc đào quan tài lên cho xương người mất vào một cái tiểu mới, đẹp hơn rồi chôn xuống một nơi khác xây cho người đã khuất một ngôi nhà mới, xinh đẹp hơn.  Công việc này chủ yếu diễn ra vào các tháng mùa đông cuối năm. Điều này rất liên quan đến tâm linh, vong hồn người đã qua đời. Vì vậy tùy từng gia chủ mà các bạn nên đi xem xét, để lựa chọn thời gian bốc mộ hợp lý nhất nhé. Thường là 3 năm người mất đã hoàn toàn “sạch”, tuy nhiên do một số lý do tâm linh mà thời gian bốc mộ lui lại 5 đến 7 thậm chí nhiều gia đình đến 9 năm mới được.


    Tại sao lại phải sang cát

    Người ta thường có câu “ Mồ yên mả đẹp”. Có yên mồ mả mới yên gia thất. Hay các cụ nhà ta hay nói “ Sống vì mồ mả chứ không ai sống ……. Bát cơm”. Nói thế ta đã biết mồ mả quan trọng như thế nào. Con  người chỉ sống được vài chục năm trong những căn nhà, biệt thự so với giấc ngủ ngàn thu khi an nghỉ là quá ngắn ngủi. Khi sống chúng ta có rất nhiều đất đai, tài sản, nhà của, đều có thể đem bán được. Tuy nhiên khi chết chỉ cần mấy mét vuông đất xây mộ thì vĩnh viễn không thay đổi được. Điều này liên quan đến tâm linh, “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Vì vậy việc sang cát, xây cho người đã khuất một ngôi nhà mới là vô cùng quan trọng và cần thiết.

    Qua bài viết này đã giúp các bạn hiểu được thế nào là sang cát là gì ?. Tuy nhiên, việc làm này liên quan đến tâm linh cũng rất mất vệ sinh. Vì vậy ngày nay khi người mất có thể mang đi thiêu  rồi cho cho “tro tàn” người đã khuất vào cái lọ đem “thờ tự”. Đó cũng chính là một hình thức “sang cát” mới !




    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét